1. Thời vụ gieo sạ dự kiến: Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương và vùng sinh thái để bố trí thời vụ gieo sạ hợp lý, tốt nhất là theo hướng dẫn lịch gieo sạ của Sở Nông nghiệp & PTNT cho từng vụ.
2. Lượng giống gieo sạ: 4-5 kg/sào (500m² )
3. Chọn đất và làm đất: Chọn vùng đất chủ động nước. Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, lúa chét, bằng phẳng.
4. Ngâm ủ giống:
Trước khi ngâm ủ phải đãi sạch những hạt lép, lửng, ngâm trong nước sạch từ 36-48 giờ, thay nước 2 lần /ngày, khi hạt giống hút đủ nước, vớt xã sạch chua để ráo nước, đem ủ giống bằng nong, nia và dùng bao tải, chiếu, lá chuối khô…để tủ, không ủ giống ngoài nắng, không dùng bao kín để tủ giống.
5. Phân bón: Tính cho 1sào (500m2 ):
500-600 kg p/chuồng + 10 - 12 kg Urê + 23 - 25 kg phân lân + 7 – 9 kg Kali
Trong đó:
- Bón lót: Toàn bộ P/chuồng và phân lân + 2 kg urê
-Thúc: + Đợt 1 (Sau sạ 8-10 ngày): bón 3 - 4 kg urê + 4 – 5 kg Kali.
+ Đợt 2 (Sau sạ 20-22 ngày): bón 3- 4 kg urê.
+ Đợt 3 Bón đòng (Sau gieo sạ 40-45 ngày): bón 3 kg Urê + 4 kg kali.
* Lưu ý: Tuỳ tình hình sinh trưởng của lúa và điều kiện thổ nhưỡng mỗi vùng có thể tăng hoặc giảm lượng phân cho phù hợp.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
Chú ý các đối tượng chính: Bọ trĩ, Đục thân; bệnh khô vằn, Đốm nâu, đạo ôn. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh sớm để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
7. Thu hoạch, bảo quản:
- Thu hoạch: khi lúa chín >95 % số hạt/bông, chọn ngày nắng ráo, phơi khô và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.